ĐOÀN KẾT, NGHĨA TÌNH, HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN

Phá băng BĐS cần rã băng tín dụng

Ngày: 25/02/2014

Mặc dù gói hỗ trợ tín dụng cho thị trường bất động sản (BĐS) chính thức được công bố 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 02/NQ-CP (ngày 07/01/2013) của Chính phủ (giải pháp tháp gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu), tuy nó chỉ giải quyết được khoảng 15% cho tăng trưởng tín dụng BĐS hiện đang chiếm khoảng 210.000 tỷ đồng trên tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế. Theo ông Nguyễn Mạnh Hà – Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), đây không phải là gói giải cứu thị trường BĐS nhưng nó hỗ trợ những người thu nhập thấp có khó khăn về nhà ở có điều kiện thuê, mua nhà ở xã hội và nhà ở thương mại có diện tích dưới 70m2 và giá dưới 15 triệu đồng/m2.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa – thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tiền tệ Quốc gia, thị trường BĐS của bất cứ quốc gia nào cũng đều là thị trường nền tảng và tính về mặt giá trị thì nó có thể chiếm đến 70% GDP. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới đã cho thấy khi để thị trường này đổ vỡ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Mỹ đã phải mất đến 4 năm và bỏ ra 40.000 tỷ USD mua nợ xấu và tài sản độc hại của các NHTM (theo các gói QE1, QE2, QE3), cho phá sản 800 ngân hàng nhỏ, chi ra hàng trăm tỷ USD để cứu các tập đoàn lớn. Với hàng loạt các gói giải cứu lớn này, cho đến quý 1/2013 vừa qua Mỹ mới tuyên bố tảng băng tín dụng bắt đầu tan và thị trường BĐS dần phục hồi. Nhật Bản cũng đã để sụp đổ thị trường BĐS khiến cho nền kinh tế nước này trì trệ suốt 20 năm. Còn Ireland nguy hiểm hơn khi để thị trường BĐS rơi tự do thì cũng đã dẫn đến sụp đổ luôn cả Chính phủ. Đây là những bài học đau thương và đắt giá về việc nơi lỏng thị trường BĐS.

TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, thị trường BĐS luôn là thị trường hiện tại cộng với thị trường tương lai. Một kỹ sư mới ra trường có thể vay tiền mua nhà ở ngay dù cho phải 20 năm sau mới trả hết số tiền này. Nó lôi kéo toàn bộ nhu cầu về vật liệu xây dựng mà lẽ ra nhu cầu này phải 20 năm sau mới về hiện tại (ứng trước tương lai) và nâng chất lượng cuộc sống của người dân lẽ ra 20 năm nữa mới được hưởng thì ngay bây giờ họ đã có thể được hưởng những nhu cầu này. Điều này cho thấy giá trị nền tảng của thị trường BĐS là giúp cho đời sống của người dân đầy đủ hơn, làm lực đẩy tạo ra những giá trị và niềm tin khác tích cực hơn. Vì BĐS là một tài sản có giá trị lớn nên không phải người dân nào cũng có đủ tiền mua ngay, họ cần vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Vì vậy, thị trường BĐS luôn liên quan đến tín dụng, đặc biệt là đặc thù của tín dụng Việt Nam có đến trên 70% các khoản cho vay có tài sản thế chấp là BĐS. Đối với Việt Nam nếu cộng khoảng 210.000 tỷ đồng dư nợ BĐS với toàn bộ tài sản thế chấp bằng BĐS thì nó tương đương khoảng 1,8 triệu tỷ đồng. Vấn đề của Việt Nam hiện nay là phá băng tín dụng, vì tính đến ngày 22-5-2013, tăng trưởng tín dụng đạt 2,29% so với cuối năm 2012, trong đó tín dụng VND tăng 4,57%, tín dụng bằng ngoại tệ giảm 8,07%. Để phá băng tín dụng buộc phải giải quyết nợ xấu nhưng cũng không để đổ vỡ thị trường BĐS. Theo TS. Lê Xuân Nghĩa khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng được bơm ra cho thấy Chính phủ đã coi thị trường BĐS là vấn đề quan trọng của nền kinh tế. Song song đó, Chính phủ cũng quy định 05 ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước phải dành tối thiểu 3% trên tổng dư nợ để cho người dân vay mua nhà ở xã hội và doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội với lãi suất thấp, kỳ hạn trả nợ phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng vay. Hiện Chính phủ đã chính thức cho ra đời công ty Quản lý tài sản Quốc gia (VAMC), đây là cơ sở để các NHTM giải quyết nợ xấu, bơm vốn ra nền kinh tế.

Thị trường BĐS có khả năng dần ấm lại khi hàng loạt các quyết định từ Chính phủ cũng như từ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước để phá băng tín dụng như giải quyết nợ xấu, giảm lãi suất, lùi thời điểm thực thi Thông tư 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (ngày 21/01/2013)… đang được thực hiện.

Video clip

Chủ tịch nước tiếp Hiệp hội doanh nhân cựu chiến binh Việt Nam

Hiệp hội Doanh nhân Cựu Chiến binh Việt Nam Online

Chịu trách nhiệm chính: Anh hùng Lao động Lê Văn Kiểm - Chủ tịch Hiệp hội

Phụ trách chung: Hoàng Mạnh Cường, Phó Chủ tịch, T.Ban Truyền thông Hiệp hội

Phụ trách nội dung: Đại tá Đỗ Quang Hoàng, Chánh văn phòng Hiệp hội

Điện thoại: 02437728497

 

Email: hiephoidoanhnhanccbvietnam@gmail.com

Website: www.hiephoidoanhnhanccb.vn

Thiết kế web: Kết Nối Việt

Trụ sở Hiệp hội:

Tầng 1, Tòa nhà Hội CCB Việt Nam, số 34 Lý Nam Đế, Hà Nội.

ĐT: 024 37728497, DĐ: 0974359966 (Thu Hương)

 

 

VỀ ĐẦU TRANG