ĐOÀN KẾT - KỶ CƯƠNG - NGHĨA TÌNH - HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN

Kinh tế Việt Nam năm 2017: NHIỀU THÁCH THỨC NHƯNG VẪN CÓ CƠ HỘI

Ngày: 11/03/2017
Tại hội thảo Kịch bản Kinh tế Việt Nam 2017 tổ chức tại TPHCM (ngày 9-3), nhiều chuyên gia nêu những thay đổi trên bình diện quốc tế về chính trị, kinh tế, khoa học, công nghệ… tác động mạnh mẽ đến đường hướng và kế hoạch phát triển kinh tế của Việt Nam.
 
Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng cho rằng bên cạnh những khó khăn do khách quan, nền kinh tế Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều cơ hội vàng để duy trì mức tăng trưởng cao, thậm chí có thể tạo ra sự bứt phá trên diện rộng.
 
 
Đồng chí đưa ra 3 căn cứ để nhận định kinh tế Việt Nam có thể bứt phá:
 
- Thứ nhất, trong năm 2016, Đảng và Nhà nước đã thông qua chương trình mới về Tái cơ cấu kinh tế, Đổi mới mô hình tăng trưởng.
 
- Thứ hai, sau Đại hội XII của Đảng, Chính phủ đã nhanh chóng xác định và triển khai hai tuyến hành động lớn, có ý nghĩa chiến lược xuyên suốt, tạo thay đổi là xây dựng Nhà nước kiến tạo với một Chính phủ liêm chính, hành động; đồng thời, coi khu vực tư nhân là động lực phát triển quan trọng của cả nền kinh tế. Đây là bước tiến lớn về tư duy theo chiều hướng hiện đại, thực tiễn trong hoạt động kinh tế. Từ 2 hành động lớn này của Chính phủ, các nguồn lực tiếp tục được khai thông để tạo dòng chảy mạnh mẽ và phân luồng hợp lý, đạt hiệu quả tối đa. Chính phủ đang hiện thực cam kết của Nhà nước: Hỗ trợ tối đa sự phát triển của DN, chú trọng quan tâm đến khu vực kinh tế tư nhân, tiếp thêm động lực cho chương trình khởi nghiệp.
 
- Cuối cùng, với việc tái định hướng phát triển nền nông nghiệp dựa trên hai động lực chính là công nghệ cao và DN, chúng ta có thêm nhiều dư địa để tăng tốc nâng cao giá trị sản phẩm nông sản. Sự phát triển nền nông nghiệp đặc sản - đặc sắc, đặt trong thế liên kết với thị trường thế giới, gắn với chiến lược phát triển du lịch, chắc chắn sẽ góp thêm một mũi nhọn nữa cho nền kinh tế.
TPHCM coi việc cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, tạo điều kiện, hỗ trợ thành lập và phát triển DN, phấn đấu đến năm 2020 có 500.000 doanh nghiệp hoạt động, là trụ cột quan trọng trong các chính sách phát triển. Mục tiêu đó cũng sẽ là cơ sở, động lực để kinh tế TP tăng trưởng 2 con số và hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
 
Để đạt được những mục tiêu trên, có 3 nhiệm vụ then chốt cần phải thực hiện:
 
+Một là xác lập tầm nhìn chiến lược, thổi lên khát vọng phát triển mới cho giai đoạn mới.
 
+Hai là, tạo động lực và năng lực bằng việc giải phóng, huy động và hội tụ các nguồn lực - những yếu tố vốn là lợi thế, là tiềm năng, là sức mạnh hiện thực to lớn của TP nhưng chưa được phát huy đầy đủ và hiệu quả.
 

+Ba là phải có cơ chế phù hợp, giải pháp đúng, tinh thần quả cảm để đột phá phát triển. Cùng với khát vọng thì phải có tinh thần quả cảm. Cả TPHCM đang đồng lòng nhìn về một hướng, tìm thấy trong những thách thức đó vô số sức mạnh nội tại cũng như động lực mạnh mẽ để bứt phá và vươn xa, nói một cách khác, mọi việc đều không dễ dàng, nhưng đầy triển vọng.

Video clip

Chủ tịch nước tiếp Hiệp hội doanh nhân cựu chiến binh Việt Nam

Hiệp hội Doanh nghiệp Doanh nhân Cựu Chiến binh Việt Nam Online

Chịu trách nhiệm chính: Anh hùng Lao động Lê Văn Kiểm - Chủ tịch Hiệp hội

Phụ trách chung: Hoàng Mạnh Cường, Phó Chủ tịch, T.Ban Truyền thông Hiệp hội

Phụ trách nội dung: Đại tá Đậu Xuân Luận, Chánh văn phòng Hiệp hội

Điện thoại: 02437728497

 

Email: doanhnghiepdoanhnhanccbvietnam@gmail.com

Website: www.hiephoidoanhnhanccb.vn

Thiết kế web: Kết Nối Việt

Trụ sở Hiệp hội:

Tầng 1, Tòa nhà Hội CCB Việt Nam, số 34 Lý Nam Đế, Hà Nội.

ĐT: 024 37728497

 

 

VỀ ĐẦU TRANG